7 điều không nên làm trên mạng Internet

Theo Hiệp hội Chuyên gia Nghiên cứu Internet (AIRS), khi internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mỗi người cần cẩn trọng để tránh hay phòng ngừa những mối nguy hiểm có thể đến từ thế giới mạng rộng lớn và đầy cạm bẫy đó.
 
Sau đây là 7 điều bạn không nên làm trên mạng theo lời khuyên của AIRS: 
 
Không được ngờ nghệch
 
Những người xấu rất dễ dàng tạo ra những nội dung lừa gạt. Chỉ bằng một số thủ thuật đơn giản chúng có thể tạo ra những nội dung hay thậm chí cả những đoạn video đánh lừa mọi người. Ví dụ điển hình là video miêu tả quá trình khoan lỗ trên iPhone 7 để tìm một lỗ cắm tai nghe đã được Apple giấu đi. Đoạn video thu hút được tới 15 triệu view và không ít người đã bị hỏng điện thoại khi làm theo hướng dẫn đó.
 
 
 
Ảnh minh họa
 
 
Hay như gần đây cũng có một trò lừa bịp rằng Facebook đã thay đổi chính sách bảo mật. Theo đó tất cả các hình ảnh, bài đăng đang ở chế độ riêng tư và tin nhắn sẽ bị công khai và rằng mọi người nên đăng tải một tuyên bố rằng họ không cho phép Facebook công khai những nội dung riêng tư của họ.
 
Dù khó phân biệt được cái gì là giả hay là thật trên mạng nhưng nếu bạn thấy một điều gì đó gây sốc, bạn hãy tìm cách kiểm tra lại thông tin trước khi tin tưởng vào thông tin đó. Bằng cách đó bạn có thể tránh được những rủi ro cũng như khiến những kẻ lừa gạt khó hành động hơn.
 
Không bỏ qua bảo mật hai lớp (2FA)
 
Bảo mật 2 lớp hay 2FA (2-factor authentication) là việc thêm một bước vào hoạt động đăng nhập thông thường của bạn. Nếu không có 2FA, bạn sẽ chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống, tài khoản của mình. Phần mật khẩu sẽ là tầng bảo vệ duy nhất cho tài khoản. Trong khi đó, lớp bảo mật thứ hai được thêm vào sẽ giúp bạn bảo vệ tài khoản tốt hơn.
 
 
Ảnh minh họa
 
 
Hầu hết các công ty lớn như Amazon, Google, Facebook, Microsoft và Apple đều đã cung cấp hình thức bảo mật 2 lớp.
 
Không dùng chung một mật khẩu cho nhiều trang web
 
Hiện nay, nhiều người rất bất cẩn khi dùng mật khẩu. Một là mật khẩu dễ đoán, hai là dùng chung một mật khẩu cho nhiều trang web. AIRS khuyên mọi người dùng những mật khẩu phức tạp và mỗi trang web nên dùng một mật khẩu khác nhau.
 
 
Không đồng bộ các tài khoản mạng xã hội
 
Thật khó khi phải “chăm sóc” nhiều tài khoản mạng xã hội một lúc nhưng việc đăng cùng một nội dung trên các tài khoản mạng xã hội khác nhau là một sai lầm. Bạn nên nhớ rằng, thông điệp trên Twitter và các bài đăng trên Facebook sẽ có cách thức hiển thị trên internet rất khác nhau. Bạn hãy sử dụng các ứng dụng như Buffer, Hootsuite và SproutSocial để quản lý các tài khoản mạng xã hội từ cùng một bảng điều khiển.
 
Không chia sẻ nhiều thông tin về con bạn
 
Theo AIRS, bạn có thể chia sẻ những hình ảnh của con nhưng không được đăng quá nhiều thông tin cá nhân vì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ, bạn không nên đưa thông tin con học trường nào, đang học lớp kĩ năng nào đó ở đâu hay sắp đi tới đâu trên mạng xã hội.
 
Cần cẩn thận khi sử dụng Wi-Fi công cộng
 
Hầu hết mọi người đều thấy rất thoải mái khi sử dụng Wi-Fi ở nơi công cộng. Họ không biết rằng, đôi khi những mạng Wi-Fi đó là của những tin tặc (hacker) đang tìm cách lấy dữ liệu của bạn.
 
Những hacker này đã thiết lập Wi-Fi công cộng giả mạo với những tên gây hiểu nhầm như của một quán cà phê nào đó như “CoffeeShop”. Khi nạn nhân đăng nhập vào mạng Wi-Fi đó, hacker sẽ dễ dàng lấy cắp thông tin của nạn nhân.
 
Từ đó, hacker cũng có thể gửi phần mềm độc hại giả mạo dưới dạng các bản cập nhật tới máy tính của nạn nhân. Một khi phần mềm độc hại được cài đặt, các hacker có toàn quyền kiểm soát máy tính mà nạn nhân không hề biết.
 
Không tranh luận trên mạng xã hội
 
AIRS khuyên mọi người không nên tranh luận trên mạng xã hội dù có gặp phải những thông tin hay bình luận khiến bạn tức giận, khó chịu. Không có gì phức tạp hơn một cuộc tranh luận trên mạng xã hội

Bài viết liên quan
Chúng tôi Facebook
Đối tác
Khách hàng